Đau từ thắt lưng xuống chân phải có nguy hiểm không?

Ngày cập nhật: 27 tháng 9 2018
Chia sẻ

Với khí hậu nhiệt đới, độ ẩm trong không khí cao và nhiệt độ thường xuyên thay đổi, người Việt Nam chúng ta rất dễ mắc bệnh xương khớp đặc biệt là triệu chứng đau từ thắt lưng xuống chân phải. Rất nhiều người gặp tình trạng đau âm ỉ ở vùng lưng, lan xuống chân. Nhưng đa phần họ đều chủ quan cho rằng đó là do làm việc mệt mỏi, chứ không phải là một căn bệnh.

Đau từ thắt lưng xuống chân phải là dấu hiệu của bệnh gì?

Với những cơn đau có tính chất “dây chuyền”, bắt đầu đau ngang thắt lưng, sau đó chuyển dần xuống đau khớp chân phải. Những cơn đau này không hề dễ chịu, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Thậm chí, có khi gây ra những cơn đau thắt đột ngột, làm người bệnh có thể ngã quỵ.

Đau thắt lưng khiến người bệnh đứng ngồi không yên
Đau thắt lưng khiến người bệnh đứng ngồi không yên 

Y học đã tìm ra nguyên nhân đau từ thắt lưng xuống chân phải là do các căn bệnh liên quan đến cột sống và dây thần kinh gây ra.

- Đau thần kinh tọa cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau từ thắt lưng xuống chân. Đau thần kinh tọa chủ yếu là do thoát đĩa đệm chèn ép các rễ dây thần kinh tọa ở khu vực sống lưng, làm tổn thương xương cột sống. Gây tê buốt, đau nhức các vùng khớp xương ở lưng, mông và lan xuống chân theo đường dây thần kinh tọa.

- Nguyên nhân hàng đầu là do mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm. Biểu hiện dễ thấy nhất của căn bệnh này là đau nhức ở phần xương sống, đau thắt lưng, đau đốt sống cổ. Có khi đau từ mông xuống bắp chân. Cơn đau có khi âm ỉ, có khi đau thắt và thường xuất hiện ở độ tuổi 25 trở lên.

Như vậy, có thể giải thích theo “mắc xích” sau: Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa, cả hai bệnh lý này là nguyên nhân dẫn đến đau từ thắt lưng xuống chân.

Nguyên nhân mắc bệnh và cách phòng tránh

Như đã phân tích ở trên, thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa là hai bệnh lý dẫn đến cơn đau từ thắt lưng xuống chân. Nhiều người phân vân, đau thắt lưng xuống chân có nguy hiểm không. Trên thực tế, nếu lơ là bệnh sẽ càng nặng thêm và gây ra những biến chứng khó lường. Để phòng tránh tốt căn bệnh này, cần tìm nguyên nhân mắc bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:

- Bẩm sinh: Một số người có phần xương khớp yếu do di truyền từ bố mẹ, tỉ lệ mắc bệnh sẽ là rất cao.

- Tuổi tác: Khi lớn tuổi, thoái hóa cột sống là điều không thể tránh khỏi. Vì thế các bệnh lý liên quan đến xương khớp sẽ xuất hiện nhiều hơn so với người trẻ.

- Đặc thù công việc: Ngồi, đứng, đi lại quá nhiều, làm việc nặng trong quá trình lao động sẽ tiềm ẩn nguy cơ ủ bệnh.

- Chấn thương: Các chấn thương do tai nạn gây ra, cũng là nguyên nhân làm đau nhức xương khớp.

Thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể gây ra bệnh xương khớp
Thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể gây ra bệnh xương khớp

- Thói quen sinh hoạt: Một số người, đặc biệt là các em nhỏ thường có thói quen sinh hoạt phản khoa học. Ví dụ như ngồi cong vẹo lưng, cúi gằm cổ…Điều này làm cấu trúc khung xương thay đổi, dẫn đến thiếu tính thẩm mỹ và rất dễ gây ra các bệnh về xương.

- Thời tiết: Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ lên xuống thất thường, khiến phần xương và khớp rất dễ mắc bệnh.

Vì những cơn đau có tính chất ngắt quãng, nên mọi người thường xem nhẹ căn bệnh này. Nếu không được chữa trị, chúng sẽ biến chứng và gây tê liệt. Có rất nhiều cách phòng ngừa đau từ thắt lưng xuống chân, nhưng giải pháp tối ưu nhất vẫn là  ý thức của bản thân.

- Sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế các hoạt động mạnh, tập các bài thể dục phù hợp để tăng độ dẽo dai cho xương. Đi, đứng, nằm, ngồi với tư thế hợp khoa học.

- Ăn các thực phẩm tốt cho xương khớp: Ăn nhiều đậu bắp rất tốt cho sự co giãn của các khớp. Tôm, cua, sữa…sẽ cung cấp lượng lớn canxi giúp xương chắc khỏe.

- Bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết: Khi trời trở lạnh, người bệnh sẽ cảm thấy bệnh xương khớp tái phát và cần giữ cơ thể ở nhiệt độ ổn định.

Đau xương khớp nói chung và đau từ thắt lưng xuống chân phải nói riêng không còn là chuyện của mỗi người nữa, đó là chuyện của toàn xã hội. Bởi, đây là căn bệnh rất nhiều người gặp phải. Cần phải hiểu rõ đặc tính của bệnh, để phòng tránh và chữa trị tốt hơn.

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha

Số lần xem: 3489

GLUCOSAMINE | THUỐC GLUCOSAMINE 

Địa chỉ: 354 Nguyên Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0888 169 115

Email: lienhe@glucosamin.com.vn

Facebook: www.facebook.com/glucosamin.com.vn

Website: www.glucosamin.com.vn

  • Trực tuyến:
    10
  • Hôm nay:
    999
  • Tuần này:
    1593
  • Tất cả:
    35590
Thiết kế website Webso.vn